Da nhạy cảm bởi nhiều lý do, ở mọi thời điểm trong cuộc đời, từ khi nhỏ cho đến khi lớn tuổi. Chúng xảy ra khi hàng rào chức năng bảo vệ da bị suy yếu, gây nên tình trạng da dễ bị xâm nhập bởi các nhân tố bên ngoài. Chỉ cần một sự thay đổi thời tiết nhẹ, vật nuôi trong nhà, căng thẳng hay thậm chí là bụi cũng khiến làn da nhạy cảm của bạn gặp vấn đề. Loại da này thường không thể dung nạp được nhiều mỹ phẩm. Làn da dễ bị tổn thương thường phản ứng theo cách không thể đoán trước được và thường xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Cùng Lunaria tìm hiểu chi tiết về da nhạy cảm cũng như cách chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả qua bài viết sau.
Da nhạy cảm – sơ lược
Da mẫn cảm là loại da dễ bị kích ứng, xuất hiện tình trạng căng đỏ, ngứa rát, châm chích, và nóng ran. Nguyên nhân là do sự suy yếu của hàng rào bảo vệ da trước tác động của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường thay đổi, và hóa chất có trong mỹ phẩm.
Da dễ bị kích ứng có thể xuất hiện trên nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể như da tay, da mặt và da đầu. Do đó, những người sở hữu loại da này phải luôn cẩn trọng khi thử các sản phẩm chăm sóc da mới hoặc trong những ngày thời tiết chuyển mùa
Theo Diễn đàn quốc tế nghiên cứu về ngứa (International Forum for the Study of Itch) năm 2017, tạp chí Lâm sàng Da liễu Mỹ (American Journal of Clinical Dermatology) năm 2019, da nhạy cảm được định nghĩa là sự xuất hiện cảm giác khó chịu (châm chích, nóng rát, đau, ngứa) đáp ứng với một kích thích bên ngoài mà không xảy ra trên người có làn da khoẻ mạnh. Triệu chứng này không thể giải thích được trong bất cứ bệnh da nào khác.
Khi da liên tục phản ứng quá mẫn cảm với môi trường, bạn sẽ phải đau đầu nghĩ cách thay đổi thói quen sinh hoạt, và chu trình chăm sóc da để giảm bớt những cảm khác nhạy cảm khó chịu. Những dấu hiệu này đôi khi chỉ kéo dài trong vài giờ rồi sẽ biến mất. Nhưng không may, bạn vẫn có khả năng chung sống với chúng cả đời.
Nguyên nhân của da nhạy cảm là gì?
Việc tìm hiểu về nguyên nhân sẽ giúp chúng ta nắm bắt được phương pháp chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả. Nguyên nhân khiến da nhạy cảm thường do yếu tố bên ngoài và bên trong tác động.
1. NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG
– Da nhạy cảm bẩm sinh:
do rối loạn một số chức năng sinh học. Trong trường hợp này, các sợi thần kinh sẽ phản ứng tức thì khi da bị một hoặc nhiều tác nhân kích thích. Điều này dẫn đến xuất hiện các triệu chứng nhạy cảm khác nhau. Nhạy cảm bẩm sinh có xu hướng kéo dài vĩnh viễn và không thể điều trị dứt điểm.
– Nhạy cảm do bị tác động:
- Tuổi tác: đối với trẻ sơ sinh, làn da mỏng và hàng rào bảo vệ da hạn chế khiến chúng rất nhạy cảm với các ảnh hưởng của chất hóa học, vật lý và vi khuẩn. Ngược lại, khi da già đi, toàn bộ các chất cấu thành da, chức năng của màng Hydrolipid và các màng axit bảo vệ bị giảm sút. Điều này dẫn đến mất cân bằng pH và gia tăng sự mất nước. Thế nên việc da bị lão hóa trở nên nhạy cảm với các sản phẩm có tính kiềm cao như xà phòng.
- Da nhạy cảm do mất cân bằng hooc môn: Kết quả của sự căng thẳng. Hay quá trình mang thai, kinh nguyệt, dậy thì hay mãn kinh, có thể làm giảm tính hiệu quả của hàng rào chức năng của da.
- Kích ứng với hương liệu, chất tạo màu: Phản ứng tiêu cực của da với các chất tạo màu, nước hoa khiến da nhạy cảm và kích ứng. Đặc biệt ở những người có làn da khô hay da bị tổn thương, đang bị các chứng bệnh da liễu khác…thì tình trạng này càng dễ xảy ra.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng với các loại thức ăn như đường, bơ sữa, chất phụ gia và trứng. Tuy nhiên không được chẩn đoán và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến da nhạy cảm bị viêm và phát ban.
- Cơ thể mất và thiếu nước: Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc da không được cung cấp đủ lượng nước sẽ gây nên hiện tượng khô da nhạy cảm, bong tróc.
2. NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI:
- Da nhạy cảm do thời tiết thay đổi: Sự thay đổi thời tiết và theo mùa, và nhiệt độ có thể làm tăng tính nhạy cảm của da. Ở thời tiết lạnh, các tuyến hoạt động bên trong da giảm tiết các chất cần thiết để duy trì màng axit bảo vệ, dẫn tới da bị khô. Máy sưởi và máy điều hòa cũng có thể gây ra tình trạng này. Ở thời tiết nóng, da sản sinh nhiều mồ hôi khiến da bị khô.
- Lạm dụng xà phòng, chất tẩy rửa khiến da nhạy cảm: Sử dụng nhiều xà phòng và các chất tẩy rửa với những chất có hoạt tính bề mặt có thể gây tổn thương đáng kể đến bề mặt của da, loại bỏ các lipids bảo vệ da và gây ra sự mất cân bằng độ pH tự nhiên của da.
- Tác động của một số phương pháp điều trị y học: Một số các phương pháp điều trị y học như là chữa bệnh bằng tia X và các loại dược phẩm nhất định cũng làm da nhạy cảm tạm thời. Hiện tượng này sẽ hết khi kết thúc điều trị.
Dấu hiệu và cách nhận biết da nhạy cảm
Bạn có thể bị phân vân trong việc xác định liệu da mình có thật sự là da mẫn cảm. Hay đơn giản chỉ là do kích ứng mỹ phẩm tạm thời. Hoặc da thiếu nước dẫn tới tình trạng bong tróc. Chúng ta dễ dàng nhận thấy da dễ bị đỏ rát có nhiều điểm giống với làn da khô. Tuy nhiên, da khô chính là giai đoạn đầu tiên chuyển thành da mẫn cảm. Cùng điểm qua những biểu hiện của da mẫn cảm và từ đó có cách chăm sóc phù hợp.
Da mẫn cảm dễ bị ửng đỏ
Làn da dễ ửng đỏ là một dấu hiệu nhận biết phổ biến của làn da dễ bị kích ứng. Tình trạng da ửng đỏ xuất hiện có thể do yếu tố di truyền, chứng đỏ mặt (Rosacea) hoặc là phản ứng của da với một số thành phần skincare nhất định. Vì vậy, khi chọn mỹ phẩm, cần kiểm tra kỹ thành phần. Đối với chăm sóc da mẫn cảm, cần tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần mạnh. Nên lựa chọn những mỹ phẩm dành cho da dễ bị đỏ rát có thành phần dịu nhẹ.
Dễ bị phát ban
Đặc trưng của da mẫn cảm là dễ bị kích ứng, có các dấu hiệu như phát ban và sưng đỏ. Đây là kết quả sau khi tiếp xúc với các tác nhân ảnh hưởng đến làn da. Các tác nhân gây nên biểu hiện này có thể là sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Tình trạng phát ban sẽ xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc. Và tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của khuôn mặt.
Mỹ phẩm làm đẹp khiến da châm chích, ngứa rát
Khi sử dụng các sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da chứa các thành phần độc hại. Bạn lập tức có thể cảm nhận sự châm chích và bỏng rát trên da. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này liên quan đến lớp biểu bì bảo vệ da mỏng hơn ở những người sở hữu làn da nhạy cảm. Khiến da dễ bị xâm nhập bởi các thành phần có hại trong mỹ phẩm. Vì vậy, lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn cho da nhạy cảm là lựa chọn đúng đắn.
Chỉ cần lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp, tình trạng da bị kích ứng từ vài giờ đến vài ngày. Việc chăm sóc da nhạy cảm cần chú ý rất kĩ. Để không mang lại cảm giác khó chịu cho da.
Làn da khô, bong tróc
Da khô, bong tróc cũng là một biểu hiện của da nhạy cảm. Da khô có thể làm tăng tình trạng kích ứng của da mẫn cảm. Vì da khô mất đi khả năng bảo vệ, không thể giữ độ ẩm cần thiết trên bề mặt da. Khi thời tiết lạnh, khô hanh, da mặt có thể bị bong tróc. Thậm chí có thể bị lột da, gây ra các vấn đề về da khác nhau.
Lộ rõ mao mạch máu
Hiện tượng da giãn mao mạch, mạch máu nhỏ trên da mặt trở nên phình ra hoặc mở rộng cũng là biểu hiện của da dễ bị kích ứng. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng da mỏng, có độ đàn hồi kém, dễ bị tổn thương. Có thể kể đến như vùng đầu mũi, hai bên má, vùng trước xương quai hàm và hai bên thái dương.
Dễ kích ứng khi thời tiết thay đổi
Nền da dễ kích ứng khi có sự thay đổi về thời tiết,môi trường. Tình trạng dị ứng thời tiết được biểu hiện ra bên ngoài cơ thể. Bất kể là trời nóng, lạnh hay ẩm ướt, nếu bạn sở hữu da nhạy cảm, chúng sẽ ngay lập tức ”lên tiếng”.
Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Một biểu hiện của da nhạy cảm khác là da dễ bị kích thích bởi tác động từ tia UV. Khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không che chắn. Hoặc sử dụng kem chống nắng, da sẽ trở nên đỏ ửng và sau đó sạm đen. Nếu da bạn đang trong trạng thái kích ứng. Hay đang bị bong tróc, nguy cơ tiêu cực từ tác động của tia tử ngoại sẽ rất cao.
”Bùng nổ” mụn
Một cách nhận biết da nhạy cảm khác là da mẫn cảm dễ nổi mụn. Nguyên nhân là do da khô dễ bị kích ứng. Khiến tình trạng da tiết ra dầu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu ẩm. Điều này dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Các bước chăm sóc da nhạy cảm trong quy trình skincare
Chăm sóc da nhạy cảm là một quá trình rất quan trọng. Chúng đòi hỏi sự lưu ý đến thứ tự và cách thực hiện skincare thật cẩn thận. Cùng tìm hiểu các bước chăm sóc da nhạy cảm sau đây.
Tẩy trang
Da nhạy cảm cần được tẩy trang đều đặn 2 lần mỗi ngày. Buổi sáng sau và buổi tối trước bước rửa mặt. Thực hiện tẩy trang cần thật nhẹ nhàng, dùng bông tẩy trang thấm một lượng nước tẩy trang vừa đủ. Và nhẹ tay lau qua da vùng da cần làm sạch. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, giúp giảm viêm và kích ứng da. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu, màu sắc hoặc hóa chất có thể gây kích ứng da.
Làm sạch sâu với sữa rửa mặt
Rửa mặt là bước quan trọng trong chăm sóc da nhạy cảm. Để việc làm sạch sâu an toàn và hiệu quả, sản phẩm rửa mặt nên có tính dịu nhẹ. Thành phần lành tính, đơn giản và không chứa hạt tẩy da chết. Những hạt nhỏ trong sản phẩm rửa mặt có thể gây cọ xát và gây tổn thương cho da mẫn cảm. Ngoài ra, hãy massage nhẹ nhàng để da thư giãn, tránh chà xát mạnh gây mỏng và xước da.
Toner cân bằng da nhạy cảm
Da nhạy cảm thích hợp với các loại toner dịu nhẹ gốc nước. Bạn nên đảm bảo chúng không chứa cồn và tránh các chất làm sạch da mạnh. Thay vào đó, hãy lựa chọn các thành phần lành tính có công dụng làm dịu da. Những thành phần này giúp làm dịu các triệu chứng viêm và kích ứng trên da của bạn.
Serum đặc trị cho da nhạy cảm
Serum là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc da nhạy cảm. Chúng giúp tăng cường hiệu quả của bước skincare và khôi phục da. Bằng cách chọn serum phù hợp, bạn có thể giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Không chỉ giảm tình trạng kích ứng mà còn mang lại làn da mịn màng, tươi sáng.
Cấp ẩm cho làn da nhạy cảm
Để duy trì độ ẩm cho làn da nhạy cảm và tránh tình trạng khô và bong tróc. Đáng chú ý nhất là trong mùa đông, việc cung cấp đủ độ ẩm cho da là rất quan trọng. Cấp ẩm là một bước không thể thiếu trong chăm sóc da dễ bị đỏ rát. Bạn nên sử dụng nước khoáng để xịt khi da cảm thấy khô. Hay thoa kem dưỡng ẩm cho da mẫn cảm hàng ngày.
Kem chống nắng
Tia UV trong ánh nắng mặt trời là mối đe dọa nguy hiểm đối với mọi loại da. Đặc biệt là đối với nền da yếu như da dễ kích ứng. Do đó, trước khi ra ngoài, bạn luôn cần nhớ thoa kem chống nắng cho da nhạy cảm. Khi lựa chọn kem chống nắng, nên ưu tiên các loại kem chống nắng vật lý có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Kem chống nắng vật lý thường phù hợp cho da mẫn cảm hơn kem chống nắng hóa học.
Dưới đây là một routine chăm sóc da dễ kích ứng cơ bản. Gồm các sản phẩm gợi ý từ Lunaria mà bạn có thể tham khảo:
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc để hạn chế da nhạy cảm kích ứng
Chăm sóc da mẫn cảm chưa bao giờ dễ dàng, nhất là khi bạn có làn da nhạy cảm bẩm sinh. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu sự kích ứng của da mẫn cảm bằng cách áp dụng những lưu ý sau đây:
1. Luôn kiểm tra sản phẩm ra vùng da nhỏ trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng mỹ phẩm mới trên toàn bộ khuôn mặt, bạn nên ”test” sản phẩm. Hãy thử thoa một lượng nhỏ sản phẩm đó lên vùng da mỏng dưới cánh tay và quan sát trong vòng 48 giờ. Nếu không có dấu hiệu dị ứng nào xuất hiện trên vùng da đó, bạn có thể an tâm sử dụng.
2. Tẩy trang đầy đủ mỗi ngày
Dù là da loại nào, việc tẩy trang hàng ngày luôn là điều cần thiết. Tẩy trang cho da nhạy cảm không chỉ giúp làm sạch da. Hơn thế nữa, còn tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các bước chăm sóc da tiếp theo.
3. Thay đổi thói quen tắm
Nên tránh tắm quá thường xuyên với nước nóng và cọ xát làn da. Vì việc này gây tình trạng mất các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên và các lipids ở bề mặt. Các thay đổi nhỏ trong thói quen tắm có thể giúp tái tạo hàng rào bảo vệ của da. Ví dụ như giảm nhiệt độ nước nóng, không tắm vòi sen hoặc ngâm bồn quá lâu. Hay sử dụng các loại dầu tắm dịu nhẹ và vỗ nhẹ vào da là điều đáng lưu ý.
4. Uống nhiều nước
Cấp ẩm cho da từ bên trong bằng cách uống đủ nước hàng ngày. Động tác đơn giản này không chỉ giúp thải độc tố.Mà còn cải thiện làn da từ bên trong, giảm tình trạng khô ráp và nứt nẻ.
5. Tránh xa các sản phẩm chống lão hóa da
Những người sở hữu làn da nhạy cảm nên tránh sử dụng các thành phần chống lão hóa. Các sản phẩm chứa Glycolic Acid, AHA và Retinol có thể khiến da nhạy cảm kích ứng và tổn thương. Thay vào đó, để duy trì làn da trẻ khỏe, hãy thường xuyên dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chứa thành phần làm dịu da lành tính.
6. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Hãy áp dụng việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày như một thói quen. Nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm. Vì ánh nắng có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất 30 và thoa lại sau mỗi 2 giờ.
7. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Nghiên cứu gần đây về dinh dưỡng cho biết gia tăng các loại thực phẩm giàu chất ô xi hóa như vitamin C, ít tinh bột. Và chất béo bão hòa có thể giúp hỗ trợ phục hồi da nhạy cảm. Hạn chế thức ăn cay nóng, dầu mỡ. Cũng như các thực phẩm chứa nhiều phụ gia (đường, bột ngọt) để tránh tình trạng da nhạy cảm tệ hơn.
Trên đây là các thông tin cơ bản về da nhạy cảm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết được thêm nhiều tips hay trong quá trình lựa chọn sản phẩm chăm sóc cho da nhạy cảm phù hợp. Đừng quên theo dõi các bài viết khác để tìm hiểu thêm những chia sẻ thú vị khác.