KEM CHỐNG NẮNG – CHỌN VÀ SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH

KEM CHỐNG NẮNG – CHỌN VÀ SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH

Sử dụng kem chống nắng là một công đoạn quan trọng trong quá trình chăm sóc và bảo vệ da hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về kem chống nắng. Bài viết sau sẽ trả lời một số câu hỏi về thành phần, công dụng, cơ chế tác động hay cách sử dụng kem chống nắng để có hiệu quả tốt nhất.

1. CHỈ SỐ SPF BAO NHIÊU ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CHỐNG NẮNG?

Chỉ số SPF là mức đo lường về khả năng chống tia UVB trong một loại mỹ phẩm. Được định mức bằng tỷ lệ phần trăm và số giờ tác dụng khi bôi kem chống nắng lên da. Theo thang định mức quốc tế thì 1 SPF sẽ hạn chế tác động của tia UV lên da trong khoảng 10 phút.

Không có sản phẩm chống nắng nào chống được 100% tia UVB. Hiện nay kem chống nắng có chỉ số SPF cao nhất là 100 và thấp nhất là 15. Thông thường, chỉ nên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 60 với tỷ lệ chống lại tia UVA-UVB là 1:1⁄3. Vì SPF càng cao thì chỉ số chống lại tia UVB cao nhưng khả năng chống UVA bị giảm xuống. Và kem sẽ lưu lại lâu trên da dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn, nhờn, tăng quá trình lão hóa da.

Các sản phẩm có SPF trên 60 chỉ nên dùng ở những vùng da đang điều trị nám, vùng da dị ứng. Hay có các bệnh lý đặc biệt khác. Đối với da mụn, da đang bị sưng viêm chỉ nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 15 – 60 để giảm kích ứng.

2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Trong ánh nắng mặt trời khi chiếu xuống Trái Đất có tia tử ngoại (tia UV). Chúng gây tổn thương cho da khi tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài. Các tia tử ngoại có thể làm sạm da, khô da, cháy nắng. Hay thậm chí gây các bệnh lý ác tính như ung thư da.

Tia tử ngoại bao gồm 3 loại:

  • UVA (làm teo da, đen, nám da)
  • UVB (làm bỏng da, cháy da, lâu ngày có thể gây ung thư da)
  • UVC (bị tầng ozon giữ lại nên không gây tổn thương da)

Sản phẩm chống nắng tác dụng theo 2 cơ chế:

  • Cơ chế vật lý: Thành phần chứa kẽm oxit (ZnO). Hoặc titan dioxit đánh bật tia UV, không cho nó tiếp xúc với làn da.
  • Cơ chế hóa học: Thành phần chứa các chất hóa học như octisalate, oxybenzone, avobenzone, homosalate, octinoxate, octocrylen… các chất này thấm vào da, giúp ngăn chặn các tác hại của tia UV.

3. SỰ KHÁC NHAU CỦA KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC LÀ GÌ?

Kem chống nắng vật lýKem chống nắng hóa học
Thành phầnTitanium dioxide hoặc Kẽm oxide (ZnO).Các chất hóa học như octisalate, oxybenzone, homosalate, octocrylen,…
Cơ chế tác dụngLớp kem nằm trên da như một áo giáp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.Hoạt động như một miếng lọc tia UV, hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. .
Ưu điểm– Lành tính, ít gây kích ứng, phù hợp với cả da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm
– Sau khi thoa có thể ra ngoài luôn mà không cần đợi kem ngấm vào da
– Bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB
– Bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường
– Đa dạng về thành phần và chỉ số SPF.
– Có kết cấu mỏng, nhẹ nên ít gây bít tắc lỗ chân lông.
– Không gây vệt trắng trên da, không gây bóng nhờn
– Phù hợp cho da mụn nhẹ, mụn đầu đen, da dầu, da hỗn hợp
Nhược điểm– Chất kem dày/đặc, dễ gây bít tắc, gây đổ dầu và sạm màu da.
– Tạo vệt trắng trên bề mặt da, đặc biệt người có làn da tối màu, gây thiếu thẩm mỹ.
– Dễ trôi nếu da tiết quá nhiều mồ hôi khi hoạt động ngoài trời nhiều hoặc tiếp xúc với nước
– Tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm như ngứa, đỏ da
– Kém bền vững, phải apply lại sau 2 giờ sử dụng. Phải đợi 15-20 phút để kem phát huy tác dụng.
– Kém bền vững dưới tác động của môi trường, vì thế thời gian bôi lại kem chống nắng hóa học sẽ nhanh hơn so với vật lý

Hãy lưu ý: Nếu không dùng sản phẩm chống nắng, việc skincare của bạn xem như đổ sông đổ bể.


Như đã biết, khi da tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh nắng mặt trời gay gắt. Nhưng lại không có biện pháp bảo vệ da sẽ khiến các vấn đề về lão hóa xuất hiện. Ví dụ như tàn nhang, sạm, nám và các nếp nhăn. Đừng để làn da xinh đẹp của bạn phải “chịu” nhiều “bất công” như vậy. Dùng các sản phẩm chống nắng càng sớm, làn da bạn càng trẻ, khỏe, mịn màng và rạng rỡ.

4. Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Sau khi đã đưa ra những thông tin cần thiết giúp bạn phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học. Luna sẽ giúp bạn chọn loại kem chống tia UV phù hợp. Trước hết, chúng ta không thể đánh giá kem chống nắng vật lý và hóa học là tốt hay xấu. Điều quan trọng bạn cần nắm rõ chúng bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời như thế nào. Và có phù hợp với mục đích sử dụng không. Theo các chuyên gia, khi chọn kem chống nắng hóa học hay vật lý, để có sự lựa chọn sáng suốt. Bạn hãy quan tâm đến đặc điểm, kết cấu sản phẩm và bảng thành phần của từng sản phẩm. Cụ thể:

SẢN PHẨM chống nắng vật lý:

  • Hoạt động ngay khi vừa bôi lên da
  • Tỉ lệ kích ứng thấp
  • Có thể để lại vệt trắng, đặc biệt với làn da tối màu
  • Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm thì kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là chân ái cho làn da bạn. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với các nàng có làn da thường tới da khô

Sản phẩm tham khảo: Invisible Physical Defense. Kem chống nắng vật lý bảo vệ da khỏi tia UV + ánh sáng xanh

KEM Chống nắng hóa học:

  • Sản phẩm cần thời gian hấp thụ vào da trước khi bắt đầu hoạt động bảo vệ
  • Thường có kết cấu mỏng hơn kem chống nắng vật lý
  • Được ưa chuộng vì khả năng tiệp với màu da
  • Không loang lổ khi bạn đổ mồ hôi hay dầu nhờn
  • Có thể gây phản ứng với làn da quá mẫn cảm
  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ. Dễ tấm nhanh vào da là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu hơn

Sản phẩm tham khảo: Skinperfect Primer SPF30 – Kem chống nắng kết hợp kem lót 3 trong 1

Vì thế, bạn nên tham khảo thông tin về bảng thành phần để chọn sản phẩm phù hợp với nền da của mình (da dầu, da hỗn hợp, da khô) và tình trạng da (da mụn, da nhạy cảm, da yếu,…)

5. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ SẢN PHẨM CHỐNG NẮNG

5.1 Có sự khác nhau giữa kem bảo vệ da cho da mặt và cơ thể không?

Thông thường da mặt sẽ mỏng và nhạy cảm hơn các vùng da khác trong cơ thể. Và chịu tác động trực tiếp nhất của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, nên lựa chọn riêng kem chống tia tử ngoại có khả năng chống nhiệt cao. Kết cấu ít nhờn rít, không làm bít tắc lỗ chân lông cho da mặt.

Tránh sử dụng các loại kem chống tia UV dạng xịt cho mặt do nguy cơ dễ hít phải qua đường mũi miệng. Nếu bạn sử dụng kem chống tia UV dạng xịt cho da mặt thì nên xịt lên tay sau đó thoa đều trên da.

Khi da phải tiếp xúc trực diện với ánh nắng, hãy sử dụng kem bảo vệ da. Bạn nên sử dụng ô, nón, khẩu trang, kính râm …

5.2 Trẻ em, trẻ sơ sinh nên sử dụng sản phẩm bảo vệ da nào?

Da trẻ em nhạy hơn nhiều nếu so với da người lớn. Vì thế, dễ bị kích ứng gây ngứa đỏ, khô ráp. Do đó, các bác sĩ da liễu khuyên dùng nên dùng các loại kem chống nắng vật lý có thành phần kẽm oxit hay titanium dioxide cho nhóm đối tượng này để giảm các phản ứng kích ứng.

5.3 Một số thành phần tá dược khác trong sản phẩm chống tia UV có gây hại không?

Trong một số loại kem chống nắng, để tăng độ bám dính. Hoặc tăng khả năng làm sáng da thì một số hãng mỹ phẩm có thể cho thêm các loại tá dược có thành phần được cho phép. Tuy nhiên, ở những người có cơ địa dị ứng. Hay có các bệnh lý chàm, hồng ban có thể sẽ bị phản ứng với các loại tá dược này. Do đó, nếu bạn có làn da quá nhạy cảm hay đang điều trị các bệnh lý về da. Sử dụng các loại kem chống nắng có thành phần thuần vật lý, hạn chế hương liệu…

5.4 Lựa chọn loại sản phẩm chống nắng để phù hợp cho từng loại da?

  • Đối với da nhạy cảm: Nên lựa chọn kem chống nắng vật lý. Không có thêm các thành phần hương liệu hay hoạt chất khác.
  • Đối với da dầu: nên sử dụng loại kem có lớp bám dính mỏng. Kết cấu dạng gel hoặc xịt, không có dầu, dễ thấm qua da.
  • Đối với da khô: Nên chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm. Và nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm trước đó để có thể phát huy hiệu quả chống nắng tối đa.
  • Đối với da mụn: Lựa chọn sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông. Tránh các loại kem có mùi hương nồng, có chứa cồn hay có thành phần oxybenzone.
  • Đối với da hỗn hợp: đây là tình trạng da phổ biến ở nhiều người. Da thường hay đổ dầu tại vùng chữ T và khô ở vùng chữ U trên mặt. Vì vậy lựa chọn sản phẩm phù hợp là tương đối khó. Đối với người có làn da hỗn hợp nên hiểu rõ tình trạng da mình thiên khô hay thiên dầu hơn. Từ đó chọn loại kem phù hợp với tình trạng đó và phù hợp với thời tiết.

5.5 Nên dùng kem chống nắng chỉ số bao nhiêu là tốt?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da chống tia UV càng tốt. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng, vì:

  • Việc sử dụng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF cao chưa chắc đã phù hợp với làn da của người sử dụng.
  • Các loại kem chống tia UV có chỉ số SPF cao thường tập chung vào việc chống tia UVB hơn là tia UVA.
  • Thời gian chống tia UV của kem bảo vệ da có chỉ số SPF trên 60 cũng không hơn loại SPF 50 mấy. Nhưng khi sử dụng loại có chỉ số SPF cao lại lưu trên da lâu hơn. Dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương. Từ đó nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da.

Chắc hẳn đọc đến đây các bạn cũng đã suy nghĩ về làn da của mình và có câu trả lời cho câu hỏi “Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học” rồi đúng không? Skin Master từ Lunaria luôn rất sẵn lòng lắng nghe và đưa ra những tư vấn tốt nhất cho các bạn!