MỤN ẨN LÀ GÌ? DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Mụn ẩn là loại mụn khó chịu, khó xử lý triệt để nhất.

MỤN ẨN – TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ MỤN HIỆU QUẢ
MỤN ẨN LÀ GÌ? DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

MỤN ẨN LÀ GÌ? DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Mụn ẩn là những đám mụn li ti mọc bên dưới da. Chúng khiến bề mặt da trở nên sần sùi, kém mịn màng, mất thẩm mỹ. Mụn ẩn không gây đau nhưng được đánh giá là loại mụn cứng đầu, rất khó loại bỏ triệt để. Nghiêm trọng hơn, xử lý mụn ẩn không đúng cách còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, phát triển thành mụn viêm. Trong bài viết này, hãy cùng Lunaria tìm hiểu chi tiết về mụn ẩn, nguyên nhân hình thành và cách trị mụn hiệu quả nhất.

1. Mụn ẩn là gì, dấu hiệu và tình trạng tiến triển

Mụn là vấn đề da liễu hầu hết ai cũng gặp phải, trong đó mụn ẩn là một loại thường gặp. Cần phân biệt loại mụn này với mụn đầu đen, mụn đầu trắng… Loại mụn ẩn này không sưng, không viêm, không lộ đầu mụn vì nhân mụn nằm sâu trong nang lông. Các nốt mụn này chỉ nổi nhỏ li ti trên bề mặt da, thường mọc theo cụm thay vì lẻ tẻ trên toàn da mặt.

Để điều trị mụn hiệu quả, bạn cần phân biệt được các loại mụn. Trong đó, mụn ẩn là mụn nằm sâu dưới da. Nhân mụn nằm bên trong nang lông, phía dưới bề mặt da. Mụn thường xuất hiện thành từng đám, nhỏ li ti và thường không bị viêm hay sưng tấy.

Mụn ẩn nằm sâu bên dưới da khiến bề mặt da trở nên kém mịn màng (Nguồn: Internet)

Vì mụn ẩn nằm sâu dưới da nên rất khó để nhận biết bằng mắt thường nhưng khi sờ tay lên bạn có thể cảm nhận được bề mặt da sần sùi, gồ ghề, thiếu mịn màng. Để nhận diện chính xác mụn ẩn, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

  • Da bị mụn ẩn xuất hiện những nốt sần sùi, không gây viêm sưng.
  • Mụn có màu trắng tiệp với màu da hoặc màu đỏ.
  • Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều hơn ở vùng trán, hai bên má, dưới cằm, quanh miệng, quai hàm.
  • Mụn thường mọc theo từng cụm với kích thước nhỏ.
  • Cảm thấy đau nhẹ, không thoải mái trên và xung quanh nốt mụn.
  • Nốt mụn có biểu hiện sưng lên, to ra, viêm và hơi đỏ (mụn ẩn phát triển thành nhân trứng cá hoặc mụn viêm).

Điều cần lưu ý:

  • – Một số loại mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen phát triển từ mụn ẩn, di chuyển qua các lớp da và hình thành trên khuôn mặt.
  • – Mỗi người đều có thể tự nhận biết các triệu chứng của mụn ẩn.

Tiến triển của mụn ẩn:

Mụn ẩn về cơ bản là những u nang phát triển do sự tích tụ của dầu, bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông bên trong da. Vì vậy, mụn ẩn cũng có bản chất giống như mụn thông thường trên da. Nhưng mụn lại nằm dưới bề mặt da. Dấu hiệu nhận biết có thể gián tiếp qua vùng da xung quanh có cảm giác bị viêm, mềm và có thể có màu đỏ. Và vì chúng nằm sâu bên trong da nên càng khó điều trị hơn. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên mặt giống như những nốt mụn thông thường. Tuy nhiên, nếu có một số lượng lớn các mụn ẩn, người bệnh lại có thể đang gặp phải tình trạng mụn nghiêm trọng hơn hay còn gọi là mụn nang.

Thật không may cho bất kỳ ai mắc phải mụn ẩn, nếu những cục u khó chịu này vẫn bị chôn vùi dưới bề mặt da. Thời gian có thể mất vài tháng để chúng biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng da của mỗi người thường quyết định tiến triển của mụn ẩn. Do đó, nếu mụn ẩn bị viêm, nó có thể tự di chuyển lên bề mặt da và sẽ bị giải quyết nhanh hơn.

Ngược lại, nếu mụn tiếp tục nằm im bên dưới da, điều này sẽ càng tệ hơn. Lúc này, mụn nang sẽ là diễn tiến tiếp theo của mụn ẩn, là tình trạng nhiễm trùng bên dưới da gây viêm và hiếm khi phát lên bề mặt da. Việc can thiệp điều trị cho vấn đề da này khá khó khăn.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn ẩn

Mụn ẩn xuất hiện dưới da do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:

2.1 Làm sạch da không đúng cách

Mỗi ngày, làn da bạn tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, lớp trang điểm, … Làn da bạn nếu không được làm sạch kỹ thì những chất bẩn này sẽ tích tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây mụn. Tuy nhiên, làm sạch da cũng cần thực hiện đúng cách, tránh chà xát mạnh khiến da tổn thương.

Sản phẩm tham khảo: Special Cleansing Gel – Sửa rửa mặt tạo bọt không chứa xà phòng làm sạch sâu

2.2 Rối loạn nội tiết tố gây ra mụn ẩn

Rối loạn nội tiết khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn, kết hợp bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn ẩn. Thông thường, tình trạng rối loạn nội tiết thường xảy ra trong những giai đoạn như tuổi dậy thì, mang thai hoặc đến kỳ kinh nguyệt.

2.3 Da nổi mụn ẩn do chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, ngủ không đủ giấc, sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, hút thuốc lá, … là những nguyên nhân gây mụn ẩn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu chất, ăn nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, ăn quá nhiều đồ ngọt, … cũng ảnh hưởng xấu đến làn da và tăng nguy cơ bị mụn.

2.4 Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da hoặc mỹ phẩm kém chất lượng hay lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến da bị kích ứng, tổn thương, lỗ chân lông bít tắc. Đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây mụn.

Dụng cụ trang điểm không được vệ sinh tốt có thể gây ra mụn ẩn

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra mụn ẩn có thể đến từ các dụng cụ trang điểm không được làm sạch thường xuyên như cọ, bông phấn, bông mút,… Hãy kiểm tra lại một lượt các mỹ phẩm bạn đang dùng có gây bít tắc da hay dụng cụ không được vệ sinh tốt hay không. Nếu điều trị mụn ẩn mãi không khỏi, hãy thử ngưng sử dụng loại mỹ phẩm đang dùng để tìm ra chính xác sản phẩm không phù hợp với làn da của bạn

2.5 Do tác động từ môi trường

Ánh nắng mặt trời, hạt bụi, khói bụi, môi trường ô nhiễm, … đều là những tác nhân gây hại cho da. Những tác nhân này tiếp xúc với da hằng ngày, nếu không được làm sạch sẽ tích tụ bên trong lỗ chân lông gây tình trạng bít tắc và hình thành mụn ẩn.

2.6 Bị mụn ẩn do đặc tính của loại da

Ai cũng có nguy cơ bị mụn ẩn, mụn mọc ít hay nhiều cũng tùy thuộc vào đặc tính của làn da. Thường thì những người sở hữu da dầu, da nhạy cảm thường dễ bị mụn ẩn hơn do dầu thừa tiết nhiều, làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.

3. Vị trí mụn ẩn thường xuất hiện

Mụn ẩn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt. Trong đó, mụn chìm thường gặp nhất ở những vị trí mụn như sau:

3.1 Trên trán

Trán là vùng da ít được che chắn, bảo vệ nên thường phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài nhất. Hơn nữa, nhiều người thường có thói quen sờ tay lên trán, tóc mái bết dính do mồ hôi,… Cũng tăng nguy cơ bị mụn ẩn. Để nhận biết có mụn ẩn trên trán hay không, bạn có thể rửa sạch tay. Sau đó, xoa nhẹ lên trán hoặc quan sát lớp nền sau khi trang điểm thấy không được mịn màng.

Mụn chìm xuất hiện nhiều ở trán (Nguồn: Internet)

3.2 Khu vực cằm

Vùng da ở cằm cũng có tần suất tiếp xúc với tay nhiều hơn nên vi khuẩn có thể xâm nhập và gây mụn. Mụn ẩn dưới cằm có thế mọc thành từng cụm. Và việc lấy mụn cũng rất khó khăn do đặc điểm lồi lõm của vùng da.

Mụn mọc ở cằm (Nguồn: Internet)

3.3 Vùng má

Vùng da ở má cũng khá nhạy cảm, dễ tích tụ bụi bẩn, dầu thừa. Nếu da ở má không được làm sạch hoặc làm sạch sai cách cũng sẽ xuất hiện mụn ẩn. Mụn ở má cũng rất dễ lây lan đến các vùng da xung quanh.

Mụn ẩn ở bên má (Nguồn: Internet)

3.4 Xung quanh miệng

Mụn ẩn quanh miệng nguyên nhân chính là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra, việc sử dụng khẩu trang thường xuyên và quá lâu. Nhất là khẩu trang dày hoặc khẩu trang có lớp chống thấm hút cũng khiến vùng da không được thông thoáng, gây mụn.

3.5 Quai hàm

Quai hàm cũng thường xuyên xuất hiện mụn ẩn do phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài. Ví dụ như do đeo khẩu trang, quai cài mũ bảo hiểm hay thói quen sờ tay lên vùng quai hàm, …

4. Cách điều trị mụn ẩn hiệu quả

Sau khi xác định được nguyên nhân hình thành mụn ẩn, việc điều trị mụn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn cải thiện cũng như điều trị dứt điểm tình trạng mụn:

Phương pháp điều trị mụn ẩn tại nhà

4.1 BHA

BHA là một loại axit tự nhiên có khả năng tan trong dầu. Sau khi thoa lên da, BHA sẽ đi sâu vào bên trong da. Giúp loại bỏ tế bào chết là rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn đang tích tụ. Tác động này sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, kiểm soát nhờn, loại bỏ hết mụn không viêm. Salicylic Acid là BHA thường được dùng để điều trị mụn.

4.2 Trị mụn bằng AHA

AHA cũng là hoạt chất thường được dùng để điều trị mụn chìm dưới da. AHA có tác dụng loại bỏ tế bào chết, kích thích tế bào mới sản sinh, giúp da mềm mịn, sạch mụn. Không chỉ vậy, AHA còn giúp bổ sung độ ẩm cho da, kiểm soát nhờn, ngăn mụn tái phát.

4.3 Hoạt chất Retinoids

Retinoids là dẫn xuất của Vitamin A có khả năng loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, dầu thừa. Hơn nữa, thoa Retinoids sẽ giúp dễ dàng đẩy cồi lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể điều trị mụn chìm bằng phương pháp này. Nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4.4 Thành phần Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide cũng là thành phần được đánh giá cao trong điều trị mụn không viêm. Benzoyl Peroxide đưa oxygen vào trong lỗ chân lông để tiêu diệt ổ vi khuẩn gây mụn.

Tuy nhiên, với những ai mới áp dụng phương pháp này để trị mụn chỉ nên lựa chọn sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide ở nồng độ thấp, khoảng 2.5%.

4.5 Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Sau khi thoa tinh dầu tràm trà lên da, các hoạt chất này sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong để tiêu diệt ổ vi khuẩn gây mụn nằm dưới da và làm dịu da.

4.6 Trị mụn bằng miếng dán trị mụn

Sử dụng miếng dán trị mụn cũng là phương pháp điều trị đơn giản và rất tiện lợi. Miếng dán này được tẩm các hoạt chất kháng viêm, ngừa mụn như Salicylic Acid. Bạn có thể dễ dàng mua miếng dán trị mụn ở các hiệu thuốc.

4.7 Peel da để cải thiện tình trạng mụn

Peel da sử dụng hóa chất để loại bỏ lớp da cũ, tái tạo tế bào da mới. Phương pháp Peel da giúp đẩy mụn chìm lên trên bề mặt da rồi loại bỏ mụn nhanh chóng. Lớp da mới được hình thành sau đó sẽ trở nên mịn màng, sáng đẹp, đều màu và sạch mụn.

 Sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất trị mụn để điều trị tại nhà (Nguồn: Internet)

Can thiệp y tế, điều trị lâm sàng để giảm mụn ẩn

Đối với những trường hợp mụn ẩn bị sưng, viêm hoặc không giảm đi sau một thời gian dài, bạn nên tìm đến một cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và tư vấn điều trị bằng các biện pháp lâm sàng:.

  • Trị mụn bằng kháng sinh tại chỗ (bôi ngoài da)

Clindamycin, Erythromycin là những loại thuốc kháng sinh thường được dùng để bôi ngoài da. Nhằm loại bỏ mụn nằm dưới da, giảm viêm.

  • Sử dụng Benzoyl Peroxide với nồng độ chuyên gia theo chỉ định của Bác sĩ

Hoạt chất này có tác dụng làm khô nhân mụn. Để tăng hiệu quả điều trị, Benzoyl Peroxide thường được sử dụng kết hợp kháng sinh tại chỗ.

  • Dùng kháng sinh đường uống với hướng dẫn của Bác sĩ

Thuốc được chỉ định cho những người có mụn chìm mọc quá nhiều. Hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, phát triển thành mụn trứng cá, mụn viêm. Sử dụng thuốc kháng sinh theo đường uống cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, không lạm dụng để tránh những tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Sử dụng kháng sinh trị mụn theo hướng dẫn của bác sĩ (Nguồn: Internet)

5. Cách phòng ngừa tình trạng mụn nằm dưới da

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị mụn chìm dưới da. Vì thế, mỗi người cần chủ động phòng ngừa mụn để bảo vệ làn da của mình. Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa mụn tốt nhất:

5.1 Chăm sóc da, làm sạch da đúng cách

Da cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp. Mỹ phẩm dùng để chăm sóc da nên là sản phẩm có thành phần lành tính, không gây kích ứng da. Bạn cũng cần chú ý che chắn, thoa kem chống nắng để bảo vệ da khi đi ra ngoài.

5.2 Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn nuôi dưỡng làn da khỏe từ bên trong, ngăn ngừa mụn. Bạn nên bổ sung vào bữa ăn những thực phẩm chứa nhiều Vitamin, chất béo Omega 3, Omega 6, … Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ. Hay đồ ngọt, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích khác.

5.3 Luôn cấp ẩm đầy đủ cho da

Cấp ẩm đầy đủ cho da mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát dầu, ngăn ngừa mụn dưới da, cải thiện độ đàn hồi, giúp bề mặt da trở nên mịn màng hơn. Ngoài thoa kem dưỡng ẩm, uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách cấp nước cho da rất hiệu quả.

5.4 Hạn chế trang điểm và không đi ngủ khi chưa tẩy trang

Làn da thông thoáng sẽ ngăn ngừa mụn chìm xuất hiện. Vì thế, bạn nên hạn chế trang điểm mỗi ngày bởi lớp trang điểm. Nhất là trang điểm quá dày vì dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Ngoài ra, dù bạn có trang điểm hay không thì tẩy trang trước khi ngủ. Đây là bước quan trọng để làm sạch da, giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn.

Chăm sóc da từ bên trong ra bên ngoài để ngăn ngừa mụn chìm xuất hiện (Nguồn: Internet)

Qua bài viết này, Lunaria hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ bản chất, dấu hiệu nhận biết cũng như cách trị mụn an toàn, hiệu quả nhất. Mụn ẩn mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần chăm sóc da kỹ lưỡng. Nhằm ngăn ngừa chúng xuất hiện để duy trì làn da khỏe đẹp, mịn màng. Để lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da chính hãng với nhiều ưu đãi từ Dermalogica, bạn hãy truy cập ngay vào Lunariaskinlab.com nhé!